Tin tức

Dùng camera có tốn điện không? Tìm hiểu cách tính công suất camera an ninh

Dùng camera có tốn điện không? Tìm hiểu cách tính công suất camera an ninh

Khi có nhu cầu lắp đặt camera, nhiều khách hàng thường băn khoăn về vấn đề Dùng camera có tốn điện không? hay Công suất camera của họ là bao nhiêu? Cách tính điện năng tiêu thụ thế nào? Cùng tìm hiểu với Doscom qua bài viết ngay sau đây nhé!

1. Dùng camera có tốn điện không? 

Câu hỏi đầu tiên và cũng là thắc mắc của rất nhiều người khi có nhu cầu lắp đặt hệ thống giám sát, đó là sử dụng camera có tốn điện không? Với tất cả các sản phẩm máy camera trên thị trường hiện nay, trừ loại camera hoạt động bằng năng lượng mặt trời hoặc dùng pin thì câu trả lời là CÓ.

Đây là điều dễ hiểu, bởi đơn giản mỗi khi có thêm một thiết bị tiêu thụ điện năng, thì dù ít hay nhiều, chi phí điện sinh hoạt cũng sẽ gia tăng.

Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh hơn, lượng điện năng mà một camera tiêu thụ là rất ít (nguồn DC từ 5V- 12V) nên công suất camera rất thấp, hầu như không đáng kể nên chi phí phát sinh thêm thực tế cũng là không đáng kể.

Sử dụng camera an ninh là lựa chọn của nhiều gia đình hiện nay
Sử dụng camera an ninh là lựa chọn của nhiều gia đình hiện nay

2. Cách tính công suất camera an ninh trong thực tế

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại, hãng camera khác nhau, tuy nhiên, một hệ thống camera thông thường bao gồm các thiết bị sau:

  • Đầu camera quan sát
  • Đầu ghi hình
  • Ổ cứng lưu trữ dữ liệu
  • Nguồn, các loại dây cáp, jack cắm
  • Các phụ kiện liên quan kèm theo khác

(Chỉ có đầu ghi camera và đầu ghi dữ liệu là tiêu thụ điện)

Dựa vào công thức sau đây, chúng ta có thể dễ dàng tính được chỉ số tiêu thụ điện năng của camera gia đình dựa trên các thông số ghi trên sản phẩm:

  • P (công suất camera) = U x I
  • Điện năng tiêu thụ/ngày (A) = P x t = U x I x t

Trong đó:

  • P: Công suất camera (kW)
  • U: Hiệu điện thế (V)
  • I: Cường độ dòng điện (A)
  • t: Thời gian tiêu thụ (h)

Để thể hiện dễ hiểu hơn, có thể lấy một ví dụ như sau:

Một gia đình lắp đặt camera an ninh với đầu quay camera có thông số 12V-1A và đầu ghi có thông số 12V-2A. Nếu sử dụng trong 1 ngày, thì điện năng là thiết bị này tiêu thụ sẽ được tính bởi đầu quay và đầu ghi, cụ thể:

01 đầu quay camera 1 ngày (24 tiếng):

  • A1= P x t = U x I x t
  • A1 = 12 x 1 x 24
  • A1 = 288 (Wh)

01 đầu ghi camera 1 ngày (24 tiếng):

  • A2= P x t = U x I x t
  • A2 = 12 x 2 x 24
  • A2 = 576 (Wh)

Vậy, tổng lượng điện tiêu thụ sẽ là: A1 + A2 = 576 + 288 = 864 (Wh) ~ Tương đương mức tiêu thụ điện của camera là 0.86 (kwh), nghĩa là chưa tới 1 số điện/ngày.

Camera an ninh chỉ tiêu tốn lượng điện năng rất thấp

Camera an ninh chỉ tiêu tốn lượng điện năng rất thấp

Nếu gia đình có nhiều hơn 1 đầu quay camera, các bạn có thể thay thế con số tương ứng trong công thức A2 (ví dụ có 6 camera và 1 đầu ghi):

06 đầu quay camera 1 ngày (24 tiếng):

  • A1= P x t = U x I x t
  • A1 = 12 x 1 x 24 x 6
  • A1 = 1728 (Wh)

01 đầu ghi camera 1 ngày (24 tiếng):

  • A2= P x t = U x I x t
  • A2 = 12 x 2 x 24
  • A2 = 576 (Wh)

Vậy, tổng lượng điện tiêu thụ sẽ là: A1 + A2 = 1728 + 576 = 2304 (Wh) ~ Tương đương công suất camera là 2.3 (kwh), khoảng hơn 2 số điện/ngày. Nếu so sánh, thì với một chiếc tủ lạnh công suất 100W, hoạt động trong 1 ngày sẽ tiêu tốn 2400Wh (tương đương 2.4kwh).

Xem ngay: 

Top 6 các loại camera an ninh tốt nhất hiện nay

Nên lắp camera gia đình loại nào tốt?

3. Lưu ý khi chọn nguồn điện cho hệ thống camera

Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất mà bạn cần nhớ, đó là TUYỆT ĐỐI KHÔNG kết nối camera với điện nguồn sinh hoạt gia đình. Bởi điện nguồn sinh hoạt đang sử dụng là 220V, khi cắm vào không chỉ gây cháy, chập mà còn có thể gây ra những nguy hiểm cho người dùng.

Ngoài ra, khi lựa chọn nguồn điện cung cấp cho camera, cũng cần lưu ý đến các vấn đề sau đây:

  • Xem xét và đánh giá yêu cầu nguồn điện cho thiết bị ghi hình
  • Kiểm tra và lựa chọn nguồn điện chính xác (điện một chiều DC hay xoay chiều AC)
  • Xác định nguồn cấp điện dự phòng
  • Lựa chọn các bộ đổi nguồn phù hợp
  • Lắp đặt chống quá tải
Lựa chọn nguồn điện phù hợp giúp tiết kiệm điện năng và đảm bảo hiệu quả sử dụng

Lựa chọn nguồn điện phù hợp giúp tiết kiệm điện năng và đảm bảo hiệu quả sử dụng

Xem ngay: 

6+ các loại camera không dây tốt nhất hiện nay

Hệ thống camera an ninh: Tìm hiểu thông tin chi tiết

4. Nên sử dụng nguồn điện riêng hay nguồn tổng?

Nguồn điện riêng (nguồn rời) là nguồn điện sử dụng bộ đổi nguồn và dùng cho duy nhất 1 camera. Những nguồn này thường có đầu ra thấp (khoảng 1A – 2A). Trong khi đó, nguồn tổng có thể sử dụng được cho nhiều camera (từ 8 camera trở lên) nhưng yêu cầu là các thiết bị phải được lắp gần nhau (không quá 50m).

Việc sử dụng loại nguồn nào sẽ phụ thuộc vào chủ ý của người sử dụng cũng như số lượng camera, công suất và khoảng cách giữa chúng.

Nếu lắp đặt nhiều đầu quay camera và khoảng cách quá xa, tốt nhất nên sử dụng nguồn rời cho từng camera để đảm bảo hiệu quả. Nguồn tổng chỉ phù hợp nhất cho một nhóm các camera ở gần nhau.

Trên đây, Doscom vừa giúp bạn trả lời câu hỏi “Sử dụng camera có tốn điện không?” cũng như cách làm sao để tính ra công suất camera khi sử dụng thực tế.

author-avatar

About adminql

Tác giả Doscom phụ trách viết bài chuyên môn chia sẻ kinh nghiệm với kiến thức chuyên gia nhiều năm về ngành thiết bị dò máy nghe lén, camera dấu kín, thiết bị chống ghi âm,....

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *